DDCI Hòa Bình: Tính minh bạch trong tiếp cận thông tin và đối xử công bằng

DDCI cấp huyện, thành phố Hòa Bình theo Chỉ số thành phần – Tính minh bạch trong tiếp cận thông tin và đối xử công bằng. Tính minh bạch thông tin đề cập tới khả năng các đối tượng kinh doanh có thể tìm hiểu, tiếp cận đến những kế hoạch và văn bản pháp lý mang tính chất công khai của huyện, thành phố, sở, ngành mà cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình. Sự sẵn có của các loại tài liệu, mức độ tiện dụng của việc tìm kiếm và sự dễ dàng trong tiếp cận thông tin là những yêu cầu cần thiết để đảm bảo cho tính minh bạch.

Đối xử công bằng, cạnh tranh bình đẳng đánh giá môi trường cạnh tranh đối với các cơ sở SXKD với nhau, với doanh nghiệp, với các cơ sở SXKD thân quen với cán bộ chính quyền, thể hiện dưới dạng các đặc quyền, ưu đãi cụ thể khi tiếp cận các nguồn lực cho phát triển như đất đai, tín dụng…và được ưu tiên đối xử trong thực hiện các thủ tục hành chính và chính sách.
Xét bình diện chung toàn tỉnh, tính minh bạch và đối xử công bằng là CSTP có điểm số thấp điểm nhất trong các CSTP được khảo sát. Trong đó, điểm số có sự khác biệt khá rõ rệt giữa các địa phương. Với nhóm các địa phương làm tốt như Yên Thủy. Nhóm thứ hai là nhóm các địa phương ở mức khá (Mai Châu, Lạc Sơn, Kim Bôi, TP. Hòa Bình, Cao Phong) và nhóm thứ ba là nhóm các địa phương còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến minh bạch thông tin và đối xử công bằng (Đà Bắc, Tân Lạc và Yên Thủy, Lương Sơn).

Minh bạch thông tin được đánh giá dựa trên hệ thống 5 chỉ tiêu liên quan. Điểm số thấp nhất là chỉ tiêu “Mức độ thuận lợi, dễ dàng khi tiếp cận với các thông tin, tài liệu thuộc lĩnh vực quản lý của UBND huyện, thành phố” với 7,13 điểm. Trong đó Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Thủy và Lương Sơn có điểm số trung bình khá.

Cổng thông tin của các huyện, thành phố cũng chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin của các cơ sở SXKD. Điểm số cho chỉ tiêu này chỉ dừng ở mức 7,21 điểm. Nhìn chung, hầu hết các huyện, thành phố tại Hòa Bình cần tích cực cung cấp thông tin liên quan đến các cơ sở sản xuất kinh doanh, tận dụng các nguồn cung cấp thông tin tin tưởng, nhiều tiếp cận như cổng thông tin điện tử của huyện, ứng dụng công nghệ thông tin hoặc có các sáng kiến (số điện thoại đường dây nóng, nhóm hỗ trợ…) như các địa phương khác đã từng thực hiện để tạo cú hích trong minh bạch thông tin tại tỉnh. Kết quả DDCI tại Hòa Bình đang chỉ ra bức tranh thiếu minh bạch thông tin tại các địa phương thuộc tỉnh Hòa Bình.

Đức Phượng – Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.