DDCI Hòa Bình: Các chỉ số thành phần và các chỉ tiêu của DDCI các sở, ban, ngành

Các chỉ số thành phần và các chỉ tiêu của DDCI các sở, ban, ngành

1. Gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép

Chỉ số này gồm các chỉ tiêu

1.1. Tạo điều kiện thuận lợi, không gây khó khăn để cơ sở sản xuất kinh doanh có thể đi vào hoạt động (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập) hoặc có thể triển khai các dự án mới

1.2. Tổng thời gian của cơ sở sản xuất kinh doanh dành cho việc tìm hiểu thông tin về trình tự, thủ tục gia nhập thị trường

1.3. Số lần của cơ sở sản xuất kinh doanh phải đi lại để hoàn thành bộ hồ sơ gia nhập thị trường

1.4. Số lần của cơ sở sản xuất kinh doanh phải đi lại để nhận được giấy đăng kí/xác nhận gia nhập thị trường sau khi nộp đủ hồ sơ và có giấy hẹn

1.5. Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng nhiều phương thức mới (trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích) hiệu quả vào trình tự, thủ tục đăng ký gia nhập thị trường

1.6. Thời gian của cơ sở sản xuất kinh doanh bỏ ra để hoàn thành tất cả các thủ tục cần thiết để chính thức hoạt động

2. Tính minh bạch trong tiếp cận thông tin và đối xử công bằng

Chỉ số này gồm các chỉ tiêu

1.7. Mức độ thuận lợi khi tiếp cận với các thông tin, văn bản quy phạm pháp luật; thủ tục hành chính; cơ chế chính sách mới

1.8. Tính đầy đủ và kịp thời của sở, ban, ngành trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ sở sản xuất kinh doanh

1.9. Cơ sở sản xuất kinh doanh không cần dùng mối quan hệ để có được thông tin, tài liệu một cách dễ dàng, nhanh chóng

1.10.Tính cập nhật các văn bản pháp luật, quy định, chính sách mới trên Cổng Thông tin điện tử của sở, ban, ngành

 1.11.Công bằng, không có sự phân biệt đối xử trong tiếp cận thông tin, quy định pháp luật, chương trình hỗ trợ

1.12.Công bằng, không có sự phân biệt đối xử trong thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc, thanh tra, kiểm tra

(Chỉ số gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép được hiểu là chỉ số liên quan đến tất cả các thủ tục mà doanh nghiệp phải thực hiện để đi vào hoạt động hoặc để dự án của mình đi vào hoạt động, như đăng ký thành lập DN, thủ tục đầu tư, thủ tục đăng ký lao động, bảo hiểm xã hội, cấp phép đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường…).

3. Chất lượng dịch vụ công và bộ phận một cửa

Chỉ số này gồm các chỉ tiêu

1.13.Cán bộ, công chức, viên chức ứng xử chuyên nghiệp, đúng mực

1.14.Cán bộ, công chức, viên chức hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính rõ ràng, dễ hiểu

1.15.Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bộ phận một cửa
1.16.Công nghệ thông tin được ứng dụng trong việc cung cấp dịch vụ công, thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa

1.17.Sở, ban, ngành tích cực trong việc ứng dụng công nghệ và các xu thế của kinh tế chuyển đổi số, công nghệ 4.0. trong công tác điều hành, quản lý

4. Tính năng động của sở, ban, ngành

Chỉ số này gồm các chỉ tiêu

1.18.Chủ động, sáng tạo thực hiện các chương trình, chủ trương của sở, ban, ngành trong khuôn khổ pháp luật, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh

1.19.Tính chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các đề xuất/giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh

1.20.Tính sáng tạo và mạnh dạn triển khai các chủ trương/quyết định và giải quyết các vấn đề phát sinh mới

1.21.Tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp/hợp tác xã

1.22.Kịp thời giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp/hợp tác xã đang gặp phải

1.23.Nội dung các cuộc đối thoại giải quyết thỏa đáng các khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp/hợp tác xã

1.24.Không đùn đẩy trách nhiệm giữa các sở, ban, ngành hoặc sang địa phương hoặc lên cấp có thẩm quyền cao trong giải quyết các vấn đề liên quan cho doanh nghiệp/hợp tác xã

5. Chi phí thực hiện TTHC và tuân thủ quy định pháp luật

Chỉ số này gồm các chỉ tiêu

1.25.Thời gian giải quyết công việc, thủ tục hành chính tại cơ quan sở, ban, ngành so với quy định pháp luật

1.26.Mức độ áp dụng công nghệ thông tin hoặc dịch vụ bưu chính công ích vào giải quyết công việc thủ tục hành chính của sở, ban, ngành

1.27.Cơ sở sản xuất kinh doanh phải đi lại nhiều lần để hoàn tất công việc, thủ tục hành chính hay không

1.28.Xuất trình giấy tờ, hồ sơ ngoài quy định cho sở, ban, ngành

1.29. Số lần thanh tra/01 đơn vị/năm

1.30. Số lần kiểm tra/01 đơn vị/năm

1.31. Chất lượng các cuộc thanh tra

1.32. Chất lượng các cuộc kiểm tra

6. Chi phí không chính thức

Chỉ số này gồm các chỉ tiêu

1.33.Mức độ phổ biến của chi phí không chính thức (chi phí lót tay, chi phí khác ngoài quy định của Nhà nước) khi cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công hoặc các công việc liên quan

1.34. Mức chi các khoản không chính thức cho cán bộ trong tổng thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh

1.35.Hiện tượng nhũng nhiễu, gây khó khăn khi cơ sở sản xuất kinh doanh không chi các khoản không chính thức

1.36.Mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển và cạnh tranh của cơ sở sản xuất kinh doanh

1.37.Xu thế về mức độ chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả trong năm vừa qua

7. Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

Chỉ số này gồm các chỉ tiêu

1.37.Xu thế về mức độ chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả trong năm vừa qua

1.37.Xu thế về mức độ chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả trong năm vừa qua

1.38. Mức độ công khai, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chương trình hỗ trợ đến các cơ sở sản xuất kinh doanh của sở, ban, ngành

1.39. Số lượng, chất lượng các chương trình hỗ trợ của sở, ban, ngành cung cấp có phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh

1.40. Hiệu quả thực hiện của các chương trình Hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh

1.41. Cơ sở sản xuất kinh doanh không cần có mối quan hệ với sở, ban, ngành để tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ một cách thuận lợi

8. Hiệu lực thực thi pháp luật, thiết chế pháp lý

Chỉ số này gồm các chỉ tiêu

1.42. Hiệu lực thực thi các chính sách, văn bản pháp luật được ban hành hoặc triển khai

1.43. Hoạt động công khai, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật

1.44. Các hình thức tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ sở sản xuất kinh doanh được tạo lập và công khai (đường dây nóng, hòm
thư…)

1.45. Hỗ trợ pháp lý cho các cơ sở khi họ có phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm

1.46. Cơ sở sản xuất kinh doanh không lo lắng về việc sẽ bị trù dập, trả thù sau khi thực hiện khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh

1.47. Kết quả xử lý sau khi khiếu nại, tố cáo

Đức Phượng – HHND Hòa Bình

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.