DDCI Hòa Bình: Các chỉ số thành phần và các chỉ tiêu của DDCI cấp huyện được đánh giá từ năm 2022

Ngày 30/7/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quyết định số 1545/QĐ-UBND về Ban hành Bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp huyện và các sở, ban, ngành tỉnh Hòa Bình (Chỉ số DDCI).

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình giới thiệu nội dung các Chỉ số thành phần và chỉ tiêu của từng chỉ số nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia đánh giá năng lực của chính quyền huyện, thành phố và các sở, ngành trên các khía cạnh điều hành kinh tế và tạo môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh tại địa phương. Từ đó để nghiên cứu các giải pháp giúp nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hằng năm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại của các lĩnh vực được khảo sát.

Chỉ số thành phần

Gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép

1. Chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu:

1.1. Tổng thời gian dành cho việc tìm hiểu thông tin về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chuyên ngành (lần
đầu hoặc điều chỉnh)

1.2. Số lần đi lại để hoàn thành bộ hồ sơ đăng kí kinh doanh/giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chuyên ngành (lần đầu hoặc điều chỉnh)

1.3. Số lần đi lại để nhận được giấy đăng kí kinh doanh/giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chuyên ngành (lần đầu hoặc điều chỉnh) sau khi nộp đủ hồ sơ và có giấy hẹn

1.4. Quy trình thực hiện các thủ tục, quy định để có được giấy đăng kí kinh doanh

1.5. Quy trình thực hiện các thủ tục, quy định để có được giấy phép xây dựng (trong thẩm quyền của huyện/thành phố)

1.6. Quy trình thực hiện các thủ tục, quy định để có được giấy chứng nhận thực hiện các quy định an toàn thực phẩm

1.7. Quy trình thực hiện các thủ tục, quy định để có được giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện thuộc
lĩnh vực công thương (như sản xuất kinh doanh rượu, bia, thuốc lá, khí dầu mỏ, hóa lỏng…)

1.8. Quy trình thực hiện các thủ tục, quy định để có được giấy phép thực hiện các quy định về tài nguyên – môi trường

1.9. Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng nhiều phương thức mới vào trình tự, thủ tục đăng kí kinh doanh/giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chuyên ngành (lần đầu hoặc điều chỉnh)

1.10. Thời gian cơ sở sản xuất kinh doanh bỏ ra để hoàn thành tất cả các thủ tục cần thiết để chính thức hoạt động

 (Chỉ số gia nhập thị trường và hoạt động cấp phép được hiểu là chỉ số liên quan đến tất cả các thủ tục mà cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện để đi vào hoạt động hoặc để dự án của mình đi vào hoạt động, như đăng ký thành lập, thủ tục đăng ký thuế, cấp phép đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường….)

2.Tính minh bạch trong tiếp cận thông tin và đối xử công bằng

Chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu:

2.1. Mức độ thuận lợi khi tiếp cận với các thông tin, văn bản quy phạm pháp luật; thủ tục hành chính; cơ chế chính sách mới

2.2. Tính đầy đủ và kịp thời của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ sở sản xuất kinh doanh

2.3. Cơ sở sản xuất kinh doanh không cần dùng mối quan hệ để có được thông tin, tài liệu một cách dễ dàng, nhanh chóng

2.4.Tính cập nhật các văn bản pháp luật, quy định, chính sách mới trên Cổng Thông tin điện tử của chính quyền địa phương

2.5. Công bằng, không có sự phân biệt đối xử trong tiếp cận thông tin, quy định pháp luật, chương trình hỗ trợ

2.6. Công bằng, không có sự phân biệt đối xử trong thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc, thanh tra, kiểm tra

3. Chất lượng dịch vụ công và bộ phận một cửa

    Chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu:

3.1. Cán bộ, công chức, viên chức ứng xử chuyên nghiệp, đúng mực

3.2. Cán bộ, công chức, viên chức hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính rõ ràng, dễ hiểu

3.3. Mức độ hài lòng về cơ sở vật chất, trang thiết bị của bộ phận một cửa

3.4. Công nghệ thông tin được ứng dụng trong việc cung cấp dịch vụ công, thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa

 

3.5. Chính quyền cấp huyện tích cực trong việc ứng dụng công nghệ và các xu thế của kinh tế chuyển đổi số, công nghệ 4.0. trong công tác điều hành, quản lý

4. Tính năng động của chính quyền địa phương

     Chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu:

4.1. Chủ động, sáng tạo thực hiện các chương trình, chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh trong khuôn khổ pháp luật, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh

4.2. Tính chủ động tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các đề xuất/giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tại các địa
phương

 

4.3. Tính sáng tạo và mạnh dạn triển khai các chủ trương/quyết định và giải quyết các vấn đề phát sinh mới

4.4. Tổ chức đối thoại với các cơ sở sản xuất kinh doanh của chính quyền địa phương

4.5. Kịp thời giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà cơ sở sản xuất kinh doanh đang gặp phải

4.6. Nội dung của các cuộc đối thoại giải quyết thỏa đáng các khó khăn vướng mắc của các cơ sở sản xuất kinh doanh

4.7. Không đùn đẩy trách nhiệm giữa các sở, ban, ngành hoặc sang địa phương hoặc lên cấp có thẩm quyền cao trong giải quyết các vấn đề liên quan cho
cơ sở sản xuất kinh doanh

5. Chi phí thực hiện TTHC và tuân thủ quy định pháp luật

     Chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu:

5.1. Thời gian giải quyết công việc, thủ tục hành chính tại cơ quan chính quyền các huyện, thành phố so với quy định pháp luật

5.2. Mức độ áp dụng công nghệ thông tin hoặc dịch vụ bưu chính công ích vào giải quyết công việc thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố

5.3. Cơ sở sản xuất kinh doanh phải đi lại nhiều lần để hoàn tất công việc, thủ tục hành chính hay không

5.4. Xuất trình giấy tờ, hồ sơ ngoài quy định cho cơ quan chính quyền địa phương

5.5. Số lần thanh tra/01 đơn vị/năm

5.6. Số lần kiểm tra/01 đơn vị/năm

5.7. Chất lượng các cuộc thanh tra

5.8. Chất lượng các cuộc kiểm tra

6. Chi phí không chính thức

     Chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu:

6.1. Mức độ phổ biến của chi phí không chính thức (chi phí lót tay, chi phí khác ngoài quy định của Nhà nước) khi cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công hoặc các công việc liên quan
6.2. Mức chi các khoản không chính thức cho cán bộ trong tổng thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh

 

6.3. Hiện tượng nhũng nhiễu, gây khó khăn khi cơ sở sản xuất kinh doanh không chi các khoản chi phí không chính thức

6.4. Mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển và cạnh tranh của cơ sở sản xuất kinh doanh

6.5. Xu thế về mức độ chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải trả trong năm vừa qua.

7. Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh

   Chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu:

7.1. Mức độ công khai, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chương trình hỗ trợ đến các cơ sở sản xuất kinh doanh của chính quyền huyện, thành phố

7.2. Chất lượng các chương trình hỗ trợ của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cung cấp có phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh7.3. Hiệu quả thực hiện của các chương trình Hỗ trợ

7.4. Cơ sở sản xuất kinh doanh không cần có mối quan hệ với chính quyền các huyện, thành phố để tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ một cách thuận lợi

8. Hiệu lực thực thi pháp luật, thiết chế pháp lý và ANTT

    Chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu:

8.1. Hiệu lực thực thi chính sách, văn bản pháp luật được ban hành và triển khai

8.2. Hoạt động công khai, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật

8.3. Hỗ trợ pháp lý cho các cơ sở khi họ có phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm

8.4. Các hình thức tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cơ sở sản xuất kinh doanh được tạo lập và công khai(đường dây nóng, hòm thư…)

8.5. Cơ sở sản xuất kinh doanh không lo lắng về việc sẽ bị trù dập, trả thù sau khi thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

8.6. Kết quả xử lý sau khi khiếu nại, tố cáo

8.7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã giải quyết hiệu quả các vụ việc liên quan tới an ninh, trật tự của các cơ sở sản xuất kinh doanh

8.8. Hiện tượng cơ sở sản xuất kinh doanh phải chi trả tiền để thuê bảo vệ, an ninh để bảo vệ tài sản, chi trả cho các nhóm đối tượng để được yên ổn làm ăn

9. Tiếp cận đất đai

   Chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu:

9.1. Thực hiện thủ tục hành chính về đất đai thuận lợi, đảm bảo theo quy định pháp luật

9.2. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn được công khai, phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng

9.3. Tiếp cận/ mở rộng mặt bằng kinh doanh không gặp cản trở, khó khăn

9.4. Rủi ro mặt bằng kinh doanh bị đòi lại, thu hồi, giải tỏa

Đức Phượng – HHND Hòa Bình

Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.